Trang

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

CHÁU ĐÃ BIỂU MÀ...


Tôi chạy xe Vespa nặng hơn xe Honda, không kiểm tra thường xuyên nên để tự nhiên hết xăng giữa đường là một "thảm họa".  Có lần hết xăng đột ngột thật, tôi mới đỏ mặt dắt xe đi được mấy bước thì thấy một chú nhóc bán xăng lẻ ngay bên vệ đường với cục gạch vỡ có gắn cái phễu bằng giấy báo bên trên. Tôi nói : Bán cho chú một lít. Nó đổ cái một lít của nó cho xe tôi, kèm theo một chút nhớt đối với xe Vespa...

Sờ đến tiền thì không còn xu rách nào. Tôi bảo nó rất tiếc chú quên không mang tiền theo!  Lúc này thông thường nhất là mượn ống hút , rút xăng trả lại. Chú nhóc nhanh nhẹn bảo tôi cứ đi đi, lúc nào rảnh mang tiền trả cháu cũng được. Tôi bảo nó không sợ chú quỵt à? Nó bảo trông tướng chú thì chẳng quyt được ai cái gì bao giờ!

Tôi vội cảm ơn nó và thầm cảm ơn lời nhận xét láu lỉnh, rồi vội vàng chạy thẳng về nhà lấy tiền...

Quay lại đến nơi, nó nói : Cháu đã biểu mà !....

THỜI GIAN

Buổi sáng, trên đường rất đông xe. Đi trước mặt tôi là một chiếc xe đưa báo, thấy báo chất đầy trên baga....

Tôi chạy hơi chậm, có người đi sau giục nên tăng ga vọt lên.. Chẳng may cái cần đạp của chiếc xe Vespa tôi đang đi, gài vào bánh trước chiếc xe Honda đưa báo. Nan hoa đứt păng, păng, păng!... xe báo đổ chổng kềnh, báo văng tứ tung. Mấy người đi sau kịp thắng để không đè lên báo, rồi gom nhanh báo và đỡ chủ xe đứng dậy. Người đưa báo nhíu lông mày nói : Bây giờ chú tính sao? Tôi chỉ vào một tiệm sửa xe ngay bên đừơng. Anh ta hiểu ý , sau khi cột xấp báo lại cùng dắt xe tấp vào tiệm. Tôi hỏi chủ tiệm sửa cái này hết bao nhiêu? Chủ tiệm nói số tiền, xong tôi đưa đúng số tiền cho người giao báo. Thấy tôi còn lừng sừng cậu ta liền nói : Thôi chú đi đi! Tôi cảm ơn và nổ máy!

Ở đây, người ta quý nhất là THỜI GIAN !

 

SỰ TÍN NHIỆM

Mới đẩy xe vào nhà định ra đóng cổng, thì cái cô tóc tai rũ rười, mặt mày lấm lem, quần áo tả tơi, hay ngồi trong bóng đêm đầu hẻm...sáp lai gần nói : Chú có gì cho cháu không?. Hơi bị bất ngờ  nên tôi sựng lại, hai tay nắn nắn hai túi quần như xem có gì không?  À, có cái bóp. Tôi rút cái bóp đưa cho cô ít đồng đủ để cho cô ấy nhếch nhác cười và cảm ơn....

Ông hàng xóm mới mua căn nhà bên cạnh mười mấy tỷ, chờ cô ấy đi một đọan mới đến nói : Ông đừng cho, rồi nó đâm quen!

Đúng là có thể xin quen, vì đây không phải lần đầu...Nhưng tôi tự nhủ : Âu cũng là sự ...tín nhiệm! Nhất là sự "tín nhiệm" của người bệnh nghèo...

Và xem ra sự tín nhiệm này cũng chẳng còn được bao nhiêu lâu nữa!.

..

TẾNG BẮC

Không hiểu vì sao chuyện này cứ đeo đẳng với tôi mãi, nhất là khi đêm về , những kỷ niệm quá khứ hiện ra....

Có một lần, trong chuyến đi công tác xuống miền Tây, tôi được các bạn cũ bạn mới ra đón rất nồng nhiệt, đi theo có môt cậu bé khỏang chín  mười tuổi., nghe thấy tôi trao đổi với mấy người đi bên cạnh, cậu ta liền nói : Ông này nói tiếng Bắc! Đựoc một lúc , hầu như không có ai để ý tới lời cậu nói, nên cậu ta nhắc lại : Ông này nói tiếng Bắc! Rồi cậu ta cố tình đi sát vào tôi và nói to hơn : Ông này nói tiếng Bắc !

Không lẽ ở đây , người Bắc ít xuất hiện đến thế sao?

Nghe đến 3 lần, và mổi lần tôi tự lý giải một cách : Ông này nói tiếng Bắc : - Tôi phát hiện ra ông rồi đấy ! Ông này nói tiếng Bắc : - Sao ông lại ở đây? Ông này nói tiếng Bắc : - Ông đi về  đi!

Tôi ngạc nhiên, không lẽ ai đã "tiêm nhiễm" cho nó điều gì đó chăng?

Nhớ ngày xưa lính Bắc xuống miền Tậy nghe "lội" không nghĩ là "bơi". Đến khi nước ngập đầu mới biết "lội" là "bơi". Các má hỏi có ăn cơm không? Trả lời là "có" mà chẳng thấy cơm đâu... Mãi sau thì mới biết trả lời là "ăn" thì mới có cơm ăn !....

Sau kháng chiến 9 năm, tại xóm tôi ở Hà Nội có một hộ các chú Miền Nam tập kết ở cùng. Thứ Bảy , Chủ nhật các chú thường đưa bạn bè về nhiều hơn, tổ chức ăn uống và ca cổ. Những bài ca giọng Nam thường là buồn...Chỉ thương các chú ấy xa quê!

                                                 *

Tôi bổng nói trong đêm như có người đối diện : Đừng, đừng nhé !....

Đừng! Tôi lại nói  như tự trấn an mình!...

KHỎANG LẶNG ( Rừng miền Đông )