Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

BẠN QUẾ LÂM GẶP NHAU GIỮA TRƯỜNG SƠN

CHUYỆN KHÔNG CÒN LÀ CỦA RIÊNG CHÚNG MÌNH



Trong số báo Văn nghệ 268 Thanh phố Hồ chí Minh, đã đăng bài Người bạn gặp giữa Trường Sơn của Phạm Đỗ Đồng. Đây nguyên là bài BẠN QUẾ LÂM GĂP NHAU GIỮA TRƯỜNG SƠN đã được ban biên tập chọn để in sách về Quế lâm sắp tới...

Thế mới biết, chuyện một thời của chúng ta ,theo tháng năm của Đất Nước, không còn là chỉ riêng của chúng ta nữa !...

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

12 THÁNG 8 NĂM 2013



KỶ NIỆM 47 NĂM NGÀY CƯỚI

Ngày 12 tháng 8 vừa qua, nhân kỷ niệm sinh nhật đứa cháu gái họ TẠ đầu tiên, tự nhiên các con, các cháu và các em đưa đến tặng thêm nhiều hoa và một cái bánh kỷ niệm 47 năm ngày cưới của ông bà Đồng + Huyền! Đ&H rất ngạc nhiên bèn bấm đốt ngón tay thì đúng là như vậy. Niềm vui được nhân lên gấp đôi và vì thế mới cảm nhận được rằng : Hạnh phúc của mình, không phải  lúc nào cũng  chỉ là của riêng mình!...

Vậy có thơ rằng :

Ngày này bốn bảy năm xưa
Hai đứa hâm hấp đã lừa đựoc nhau
Trải qua mấy cuộc bể dâu
"Hạnh phúc mãi mãi"... của đâu riêng mình! 

THỔI NẾN

HOA CÒN NỞ MÃI...

...ĐẾN NHIỀU NGÀY SAU...








Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

KHI THÀY CHÙA THAM GIA GIAO THÔNG.


Đố các bạn biết : Khi thày chùa tham gia giao thông bị cảnh sát húyt còi thì phải làm gì ?

Trên đừong cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, tốc độ quy định cho xe hơi là từ 80 đến 100km/giờ, nhưng cánh lái xe không ít người, muốn "cao tốc" hơn nữa... nên cảnh sát giao thông phải thường xuyên "bắn" tốc độ.

Có một lần, tại cuối đường một số xe chạy quá tốc độ bị cảnh sát húyt còi dừng xe, bị phạt nặng là cái chắc.

Trong số xe bị dừng đó có một chiếc xe chở bốn năm ông thày chùa đi đâu đó, do một thày chùa lái...Xe dừng, tất cả các thày đồng lọat xuống xe đến gặp người CSGT. Vì là thày chùa nên tất cả đều đầu trọc và mặc áo cà sa màu vàng.. Cả năm ông thày không nói năng van xin gì, đều chắp tay xá lia lịa ngừoi CSGT.

Bình thường người ta chỉ vào chùa xá lay Phật. Lần này những đệ tử của Phật lại xá lạy con Phật nên người CSGT bỗng bịt miệng không thể nhịn cười...

Ngừoi CSGT vội giơ tay vừa cười vừa bảo : Thôi các thày đi đi!...

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

MỘT HÒN...



Đường đông, gần như bị kẹt xe. Chiếc  xe búyt đi bên cạnh nhích lên từng tý một, còn chậm hơn cả rùa bò...

Đột nhiên cái cửa sổ xe xế trước mặt được kéo ra. Khuôn mặt bác sĩ nhi khoa H, người vẫn điều tri cho con mình hiện ra: Chào!. Mình gật đầu chào lại. Cô nói nhanh:  Anh K ( bác sĩ quân y, chồng cô ) đã từ Campuchia về!....

Chiếc xe buyt thấy đường đã được mở, rồ lên chạy nhanh hơn...Trong tiếng động cơ của các lọai xe, còn nghe rõ tiếng cô H hét khá to : Nhưng mà mất một hòn.... Chả lẽ là mất hòn ...ấy? Sao mà lại nói bô bô ngòai đường vậy?

Mấy hôm sau hỏi lại thì đúng là hòn...ấy thật!

Số là chông cô, bác sĩ quân y K tham gia chiến trừơng Tây Nam, bị Pônpốt tập kích vào đơn vị quân y. Anh nhẩy xuống hầm, chúng ném lưu đạn trúng hầm, làm anh bị thương mất luôn một hòn, may mà không chết.!

Cô H mừng quýnh, thông báo cho cả làng... Càng mừng hơn khi chưa đầy một năm sau không ngờ vợ chồng cô lại sinh được một bé trai kháu khỉnh !...

Chuyện "cả làng" biết nên không thể không có bàn tán: Một anh nói: Chắc là còn bên trái, mất bên phải nên mới được như thế. Nếu ngược lại là "tiêu" luôn ! Anh thứ hai cãi : Tầm bậy, trái phải, cứ nhìn xem thì có khác gì nhau đâu! Anh thứ ba chen vào : Sai tóet, ở xóm tớ có thằng còn cả hai, chẳng làm gì mà vợ vẫn sinh kia kìa...mà lại còn sinh đôi nữa mới "ác" chứ !?....

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

HẺM VẮNG...


Cứ mỗi buổi sáng đi làm ngang qua thì thấy con hẻm này vắng vẻ thật sự...

Nhưng có việc mà đi qua vào buổi chiều, nhất là buổi chiều ngày rằm, mồng một thì lai thấy những ngừoi lang thang lếch thếch đi vào. Trong ấy biết chắc là chẳng có đền miếu gì...

Nhưng có một cô giáo sống độc thân, chiều chiều vẫn thường nấu cháo...thí !...

HAI CHỊ EM...



Nhà trong thành phố bây giờ được giá ghê! Riêng ở đường SNA mỗi cái có khi đến hàng trăm tỷ. Chẳng thế mà một cơ quan nọ cho người ở nhờ, người ấy tìm mọi cách chiếm bằng được!...

Có hai đứa bé gái như hai chị em, hơn kém nhau khỏang một tuổi, nhưng là hai đứa con của hai bà mẹ lượm ve chai khác nhau. Chúng dắt tay nhau xăm xăm đến cổng một ngôi nhà lón. Đứa nọ ôm đứa kia cố với lên bấm cái nút chuông điện trên cao, ngòai tầm với của từng đứa như chúng ....

Trong nhà, một người đàn bà sồn sồn đi ra, , không mở cửa mà đứng trong cổng nhìn ra. Bà cáu tiết ra mặt vì tưởng bị trẻ con bấm chuông phá.

Một trong hai đứa vội kêu lên : Bà ơi.! Người đàn bà mới đi được mấy bước, đứng sựng lai quát : Chúng mày muốn gì? Một đứa nhanh nhẩu đáp : Chúng con tìm ông Ba! Ông Ba bán nhà đi chỗ khác ở rồi! Bà miễn cưỡng trả lời.

Nghe nói ông Ba, là một quan chức, có vợ con, trước đây thường để cho các bà ve chai vào lượm đồ thỏai mái!... 


Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

LỤC VÂN TIÊN ...


Trên đường về, NT đến cầu B thì trời đã ngả chiều...Qua cầu, mọi người chạy xe chầm chậm. Trước mặt anh là một chiếc Babetta màu xanh rêu cũ kỹ, cái sợi dây sên không đủ căng, lâu lâu cứ cà vào cái gì đó kêu lẹt xẹt. Nhìn kỹ, người điều khiển xe là một phụ nữ có cái lưng ong, tóc dày, hung hung như thường xuyên không nón mũ mà phải ở ngòai nắng.

Anh vượt lên một chút , nhưng vẫn ở sau lưng, nói để cho nàng Babetta đủ nghe : Này cô em, ở nhà không có ai chăm sóc hay sao mà để xe kêu dữ vậy? Ngừoi phụ nữ quay nghiêng khuôn mặt đẹp một cách phong trần, trả lời : Có giỏi thì đến mà chăm sóc đi!

Hai cái xe cái trước cái sau một chút cứ chạy tà tà sẵn sàng tiếp chuyện. Chạy được một lúc cô ta bảo : Em đến nhà rồi, anh có dám vào uống nứoc không? NT gần như thắng xe laị để xem thực hư thế nào?

Bỗng từ cái sân nhỏ, một con chó con chạy ra quẫy đuôi mừng, một người đàn ông mặt đỏ ké chạy ra, tay cầm một cái chổi ngược cán, chỉ thẳng vào mặt người phụ nữ quát : Cái con kia, mày đi đâu mà bây giờ mới ló đầu về? Anh ta buông cây chổi, dùng tay xông tới tát lia lịa vào mặt người phụ nữ...Ngừoi phụ nữ giơ hai tay ôm đầu, quăng cái xe xuống đất. Nhằm lúc cánh tay nổi gân của người đàn ông ngưng tát vào mặt mình, cô ta nhổ ra một bãi nước miếng có máu. Con chó cúp đuôi lủi vào trong nhà.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

CHÁU ĐÃ BIỂU MÀ...


Tôi chạy xe Vespa nặng hơn xe Honda, không kiểm tra thường xuyên nên để tự nhiên hết xăng giữa đường là một "thảm họa".  Có lần hết xăng đột ngột thật, tôi mới đỏ mặt dắt xe đi được mấy bước thì thấy một chú nhóc bán xăng lẻ ngay bên vệ đường với cục gạch vỡ có gắn cái phễu bằng giấy báo bên trên. Tôi nói : Bán cho chú một lít. Nó đổ cái một lít của nó cho xe tôi, kèm theo một chút nhớt đối với xe Vespa...

Sờ đến tiền thì không còn xu rách nào. Tôi bảo nó rất tiếc chú quên không mang tiền theo!  Lúc này thông thường nhất là mượn ống hút , rút xăng trả lại. Chú nhóc nhanh nhẹn bảo tôi cứ đi đi, lúc nào rảnh mang tiền trả cháu cũng được. Tôi bảo nó không sợ chú quỵt à? Nó bảo trông tướng chú thì chẳng quyt được ai cái gì bao giờ!

Tôi vội cảm ơn nó và thầm cảm ơn lời nhận xét láu lỉnh, rồi vội vàng chạy thẳng về nhà lấy tiền...

Quay lại đến nơi, nó nói : Cháu đã biểu mà !....

THỜI GIAN

Buổi sáng, trên đường rất đông xe. Đi trước mặt tôi là một chiếc xe đưa báo, thấy báo chất đầy trên baga....

Tôi chạy hơi chậm, có người đi sau giục nên tăng ga vọt lên.. Chẳng may cái cần đạp của chiếc xe Vespa tôi đang đi, gài vào bánh trước chiếc xe Honda đưa báo. Nan hoa đứt păng, păng, păng!... xe báo đổ chổng kềnh, báo văng tứ tung. Mấy người đi sau kịp thắng để không đè lên báo, rồi gom nhanh báo và đỡ chủ xe đứng dậy. Người đưa báo nhíu lông mày nói : Bây giờ chú tính sao? Tôi chỉ vào một tiệm sửa xe ngay bên đừơng. Anh ta hiểu ý , sau khi cột xấp báo lại cùng dắt xe tấp vào tiệm. Tôi hỏi chủ tiệm sửa cái này hết bao nhiêu? Chủ tiệm nói số tiền, xong tôi đưa đúng số tiền cho người giao báo. Thấy tôi còn lừng sừng cậu ta liền nói : Thôi chú đi đi! Tôi cảm ơn và nổ máy!

Ở đây, người ta quý nhất là THỜI GIAN !

 

SỰ TÍN NHIỆM

Mới đẩy xe vào nhà định ra đóng cổng, thì cái cô tóc tai rũ rười, mặt mày lấm lem, quần áo tả tơi, hay ngồi trong bóng đêm đầu hẻm...sáp lai gần nói : Chú có gì cho cháu không?. Hơi bị bất ngờ  nên tôi sựng lại, hai tay nắn nắn hai túi quần như xem có gì không?  À, có cái bóp. Tôi rút cái bóp đưa cho cô ít đồng đủ để cho cô ấy nhếch nhác cười và cảm ơn....

Ông hàng xóm mới mua căn nhà bên cạnh mười mấy tỷ, chờ cô ấy đi một đọan mới đến nói : Ông đừng cho, rồi nó đâm quen!

Đúng là có thể xin quen, vì đây không phải lần đầu...Nhưng tôi tự nhủ : Âu cũng là sự ...tín nhiệm! Nhất là sự "tín nhiệm" của người bệnh nghèo...

Và xem ra sự tín nhiệm này cũng chẳng còn được bao nhiêu lâu nữa!.

..

TẾNG BẮC

Không hiểu vì sao chuyện này cứ đeo đẳng với tôi mãi, nhất là khi đêm về , những kỷ niệm quá khứ hiện ra....

Có một lần, trong chuyến đi công tác xuống miền Tây, tôi được các bạn cũ bạn mới ra đón rất nồng nhiệt, đi theo có môt cậu bé khỏang chín  mười tuổi., nghe thấy tôi trao đổi với mấy người đi bên cạnh, cậu ta liền nói : Ông này nói tiếng Bắc! Đựoc một lúc , hầu như không có ai để ý tới lời cậu nói, nên cậu ta nhắc lại : Ông này nói tiếng Bắc! Rồi cậu ta cố tình đi sát vào tôi và nói to hơn : Ông này nói tiếng Bắc !

Không lẽ ở đây , người Bắc ít xuất hiện đến thế sao?

Nghe đến 3 lần, và mổi lần tôi tự lý giải một cách : Ông này nói tiếng Bắc : - Tôi phát hiện ra ông rồi đấy ! Ông này nói tiếng Bắc : - Sao ông lại ở đây? Ông này nói tiếng Bắc : - Ông đi về  đi!

Tôi ngạc nhiên, không lẽ ai đã "tiêm nhiễm" cho nó điều gì đó chăng?

Nhớ ngày xưa lính Bắc xuống miền Tậy nghe "lội" không nghĩ là "bơi". Đến khi nước ngập đầu mới biết "lội" là "bơi". Các má hỏi có ăn cơm không? Trả lời là "có" mà chẳng thấy cơm đâu... Mãi sau thì mới biết trả lời là "ăn" thì mới có cơm ăn !....

Sau kháng chiến 9 năm, tại xóm tôi ở Hà Nội có một hộ các chú Miền Nam tập kết ở cùng. Thứ Bảy , Chủ nhật các chú thường đưa bạn bè về nhiều hơn, tổ chức ăn uống và ca cổ. Những bài ca giọng Nam thường là buồn...Chỉ thương các chú ấy xa quê!

                                                 *

Tôi bổng nói trong đêm như có người đối diện : Đừng, đừng nhé !....

Đừng! Tôi lại nói  như tự trấn an mình!...

KHỎANG LẶNG ( Rừng miền Đông )